Tư liệu lịch sử nhắc đến vị thần này sớm nhất là một truyện ký quan ngoại giao khoảng
Thần linh qua đời được xem là sự hy sinh mang tính nghi thức nào đó, cũng là biểu tượng linh tính. Trong hệ thống thần thoại xưa ở các vùng khác, cũng có thể tìm thấy nhiều ẩn dụ tương tự: Ví dụ như sau khi thần linh qua đời cơ thể trở thành nền móng của thế giới, huyết dịch trở thành sông, xương hóa thành núi đồi, tóc hóa thành rừng cây... Sau khi Băng Giá Vĩnh Cửu xuất hiện, thế giới thần tính cũng dần suy thoái. Cuối cùng, cho đến khi nhà cửa được xây từ máu thịt của Jarilo không thể hỗ trợ cuộc sống của người dân nữa, những điều bất ngờ hỷ nộ vô thường trong thần thoại bèn được sáng tác ra.
Và kết cục của câu chuyện thần thoại rõ ràng đã chịu sự xâm nhập của Băng Giá Vĩnh Cửu và sự ảnh hưởng của tôn giáo mới nổi đối với thần thoại nguyên bản. Jarilo trước Băng Giá Vĩnh Cửu là một vị thần tự nhiên mang tính "ra đời-tử vong-tái sinh" kinh điển, chu kỳ sống thần thoại của Jarilo giống với chu kỳ sống của cây trồng vùng Nycatha phía bắc: Từ gieo trồng đến sinh trưởng, cuối cùng được thu hoạch (Đây được gọi là một cách thức hủy hoại hoa màu). Sau khi Băng Giá Vĩnh Cửu đến, vòng tuần hoàn thay đổi theo mùa ban đầu bị phá vỡ, thay vào đó là môi trường khí hậu đặc thù của Belobog. Trong câu chuyện thần thoại này, loại biến đổi khí hậu này cũng chịu ảnh hưởng bởi câu chuyện xoay quanh "chuyện nhà của thần".
Ngoài ra, một điều đáng nhắc đến là: Trong câu chuyện này, hình tượng Jarilo đã hoàn thành sự chuyển đổi từ một lãng tử đến một người chồng trung trinh. Phần cuối câu chuyện, Jarilo xin Perun chỉ cách chuộc tội, cuối cùng phải trả giá nặng nề cho sự bướng bỉnh và thay lòng của bản thân trước kia. Ở đây, hình tượng dễ thay lòng của Jarilo được cho là có liên quan đến sự biến đổi của mặt trăng, là một loại phóng chiếu đối với hiện tượng tự nhiên. Nhận thức này cũng được kiểm chứng trong thời đại sau Băng Giá Vĩnh Cửu: Sau khi bão tuyết vô tận bắt đầu, con người không thể quan sát được sự thay đổi của mặt trăng nữa, nên thiếu đi nhận thức về hiện tượng văn học này. Do đó, dân gian càng thiên về tìm lối ra cho câu chuyện từ hệ thống đạo đức xã hội tình người, kết quả cuối cùng chính là: Một vị thần tự nhiên "ra đời-tử vong-tái sinh" đã đón nhận một kết cục rất có tính nhân văn: Trả giá cho sự đa tình của mình.