Archivum Honkai: Star Rail

Hạng 2: Tư Mệnh Đế Cung

Hạng 2: Tư Mệnh Đế Cung
Đạo diễn: Xiao Tong
Biên kịch: Yu Chun

Ta mong người hãy quên đi sự sống và cái chết. Hãy để chúng ta chiến đấu lật ngược tình thế. Hãy luôn chiến thắng, dũng cảm và bền bỉ.

Cách ngày nay khoảng 4000 đến 5000 năm trước, Xianzhou trải qua thời kỳ "Tam Kiếp" hỗn loạn nhất. Nhìn từ góc độ vĩ mô, sự đổ vỡ trong trật tự xã hội của các Xianzhou chỉ là một chút gia vị lịch sử không đủ để nhắc đến, trận huyết chiến quyết định đến sự sống chết tồn vong mới là sắc màu chủ đạo của thời đại đó. Tư Mệnh Đế Cung khi ấy vẫn chưa phải là Tư Mệnh Đế Cung, chỉ là một vị anh hùng phàm thai xác thịt. Người đã lãnh đạo người Xianzhou triển khai cuộc đối đầu hoành tráng với dân Trù Phú, cuối cùng lấy cái giá tự thiêu thân xác để phá hủy cây đại thụ "Muldrasil" của Thợ Dệt Cánh, cứu lấy Liên Minh Xianzhou. "Tư Mệnh Đế Cung" chính là tác phẩm Ảo Kịch sử thi được quay từ nguyên gốc của truyền thuyết này.

Đến ngày hôm nay, vẫn luôn có một bộ phận phần tử ngoan cố cho rằng "Tư Mệnh Đế Cung" là một bộ Ảo Kịch đã báng bổ Tư Mệnh Đế Cung. Bởi vì nó đưa người trải nghiệm vào trong góc nhìn của Tư Mệnh Đế Cung, lấy thân phận của Đế Cung đi trải nghiệm trận chiến cuối cùng như sử thi ấy, đến cả khi tự mình trong vai người thực hiện quá trình tự hủy rồi thăng thành thần ấy, cho rằng điều này cực kỳ bất kính.

Nhưng trên thực tế, chỉ có thể dưới góc nhìn như thế đi trải nghiệm câu chuyện sử thi hoành tráng này, mới đủ để khiến người trải nghiệm thực sự cảm nhận được, Tư Mệnh Đế Cung cùng những người dũng cảm trên Xianzhou đã phải trả biết bao xương máu, mới có thể giành lại được cơ hội chuyển mình hiện tại ngày nay cho Xianzhou.

Tuy nhiên, cho dù bỏ qua sự gây rối cố tình của những phần tử ngang bướng này, "Tư Mệnh Đế Cung" vẫn luôn là một kiệt tác có nhiều tranh cãi. Trong đó tranh cãi lớn nhất đó là, khi Yu Chun viết kịch bản này, dựa vào tính hiếu ác của bản thân đã làm sai lệch hình tượng Tín Sứ, điều này là không thể chấp nhận được đối với rất nhiều người trải nghiệm.

Ví như, Yu Chun trong toàn bộ tác phẩm Ảo Kịch đã làm mờ nhạt đi sự tồn tại của thủ lĩnh Tuế Dương "Toại Hoàng", thậm chí đã đem phát tiễn phá hủy Cây Kiến Tạo của Tư Mệnh Đế Cung quy kết cho "Sức mạnh vĩ đại của Aeon từ cơ thể người phàm đã được thức tỉnh từ trước", điều này rõ ràng là đã vi phạm nghiêm trọng thực tế lịch sử. Hiện tại học giả trong giới sử học phổ biến cho rằng, mũi tên của ngài khi ấy đã mượn lấy sức mạnh của Toại Hoàng, nhưng cá nhân Yu Chun cực kỳ căm ghét Tuế Dương, nên đã sửa đổi tình tiết trong phần này.

Tỳ vết không che khuất được ánh ngọc, kiệt tác có tranh cãi vẫn cứ là kiệt tác. Tuy nhiên, từ góc độ cá nhân của tôi mà nói, vẫn mong các vị trước khi trải nghiệm "Tư Mệnh Đế Cung", có thể tìm đọc một số tài liệu lịch sử đáng tin cậy (Ví dụ như "Đế Cung Tích Triền Ca"), để tránh bị phần cấu thành tác phẩm Ảo Kịch diễn nghĩa này định hướng sai lệch.