Archivum Honkai: Star Rail

Phần 2

Bọ Cạp Pha Lê

"Bọ Cạp Pha Lê không có pha lê, đó chẳng phải là lẽ thường sao?"
Bọ Cạp Pha Lê trưởng thành có lớp giáp hoàn toàn trong suốt. Dài khoảng 5~6cm, cơ thể phân chia rõ ràng, bao gồm phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực có 6 cặp chân phụ, cặp đầu tiên là đôi càng kẹp, cặp thứ hai đầy uy lực, là công cụ bắt mồi tuyệt vời; bốn cặp còn lại là chân chạy. Trong khi đó phần bụng được gọi là đuôi bọ cạp, cong về phía trước của cơ thể, dùng kim độc để châm chích, nọc độc của nó tuy không gây tử vong cho con người, nhưng sẽ gây ra cảm giác đau rát như bị bỏng.

Bộ giáp trong suốt nổi tiếng nhất của Bọ Cạp Pha Lê thực chất là màu sắc tự vệ của Tủy Ngầm, chứ không phải pha lê đắt tiền. Trong quá trình Bột Tủy Ngầm tách ra bên ngoài cơ thể bọ cạp, được đồng hóa với lớp vỏ sừng, lúc này mới hình thành lớp giáp trong suốt độc đáo này. Nhờ vào màu sắc tự vệ đặc biệt, Bọ Cạp Pha Lê có thể săn Thằn Lằn Đá Quý ở gần Tủy Ngầm để sinh tồn.

Trong thời kỳ bùng nổ sưu tập Thằn Lằn Đá Quý một thời, Bọ Cạp Pha Lê bị con người săn bắt dẫn đến số lượng quần thể giảm đi rất nhiều. Vì nguyên nhân lịch sử đó, Bọ Cạp Pha Lê đã trở thành sinh vật có nguy cơ tuyệt chung bị đầu cơ kiếm lợi, có giá cao trong các giao dịch thị trường ngầm.


Chuột Chũi Điên

"Tôi bất giác tự hỏi, trong khi khám phá những hang động u ám sâu thẳm trong bóng tối, nếu không may lọt vào hố của loài chuột này thì sẽ như thế nào?"

Chuột Chũi Điên có tứ chi ngắn nhưng mạnh mẽ, móng của bàn chân trước đặc biệt phát triển, thích hợp để đào, nhưng thường dùng đầu và răng cửa nhiều hơn chân trước để đào hố. Mắt của chúng đã bị thoái hóa hoàn toàn, hầu như không có thị lực, không có tai ngoài, vành tai chỉ là những nếp gấp da nhỏ bao quanh lỗ tai. Đuôi ngắn, dài hơn chân sau một chút, thường trụi lông hoặc thưa lông. Chuột Chũi Điên từng được cho rằng chúng chủ yếu ăn rễ cây, ngày nay thì được coi là một loài động vật ăn tạp.

Các nhà sinh thái học quan sát thấy quần thể Chuột Chũi Điên vẫn giữ một số đặc điểm kỳ diệu có hại cho sự tồn tại của quần thể. Hiện tại, cộng đồng học thuật cho rằng nguyên nhân của những đặc điểm này là do Rãnh Nứt đang lan rộng nhanh chóng: Chuột Chũi Điên dường như có độ nhạy cảm cao với một loại vật chất trong Rãnh Nứt, cao hơn so với các loài khác. Điều này khiến nó thể hiện hành vi mang tính tấn công cực kỳ hung dữ: Với các loài động vật có vú có kích thước gấp vài lần, thậm chí hàng chục lần so với bản thân, chúng cũng xông lên mà không do dự, và nhanh chóng nuốt chửng mục tiêu.

Sau đó là địa ngục sinh tồn không bao giờ kết thúc: Quần thể Chuột Chũi Điên về cơ bản không bao giờ rời khỏi hang, mà chúng liên tục mở rộng hang của mình... Có hai nguyên nhân: Thứ nhất, Chuột Chũi Điên thể hiện sự không dung nạp mạnh đối với một loại vật chất nào đó trong bầu khí quyển bề mặt, điều này khiến chúng khó tồn tại bên ngoài hang; Thứ hai, Rãnh Nứt tăng tốc độ xói mòn và chiếm giữ không gian sống có hạn của chúng, khiến Chuột Chũi Điên phải liên tục tìm kiếm các địa điểm cư ngụ mới dưới lòng đất. Nếu một sinh vật không may rơi xuống hang, chúng sẽ ăn thịt sinh vật đó; Nếu không có sinh vật này, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Trong hang Chuột Chũi Điên như thủy triều luôn chứa đầy những đống xương cốt.

Song, những ảnh hưởng sinh ra từ các trạng thái và tính chất bất lợi cho việc sinh tồn đã được cân bằng bởi khả năng sinh sản cực mạnh của chúng. Ngay cả khi số lượng Chuột Chũi Điên bị con người tiêu diệt đến mức chỉ còn rất ít, chúng vẫn có thể khôi phục lại con số như lũ chỉ sau vài tháng.

Từng có một người thợ mỏ bất hạnh đêm nào cũng nghe thấy tiếng chuột chạy tán loạn sau bức tường khi đang ngủ, khiến anh gặp ảo giác và ác mộng kéo dài, ngay cả khi tỉnh táo, anh cũng luôn lẩm bẩm một thứ ngôn ngữ mà chưa ai từng nghe nói đến. Điều may mắn trong bất hạnh là, cái hang chuột khổng lồ thông với bếp lò, khói bụi từ quá trình đốt cháy dở dang đã quét sạch toàn bộ Chuột Chũi Điên trong hang, giúp anh thoát khỏi kiếp nạn này.

Cua Đá

"Cậu nói thứ này từng suýt nữa hủy diệt Belobog? Nói chơi hả?"

Cua Đá chủ yếu chọn nham thạch cứng làm nơi trú ngụ. Hình dạng của chúng nằm giữa tôm và cua, hầu hết chúng sống bên trong đá, hình dạng cơ thể khá dài, được chia thành phần đầu ngực và phần bụng. Theo tìm hiểu, Cua Đá là loài phân bố sớm nhất ở ven biển, với tập tính sinh tồn là đào đá để rụng trứng và quay về biển sinh trưởng. Sau kỷ băng hà, Cua Đá thời kỳ đầu đã sinh sản hàng hoạt và di cư xuống dưới lòng đất Belobog, nơi ấm áp hơn, trong quá trình di cư đã khiến cho rất nhiều đường hầm bị sập. Nó được gọi là "Cua Đá Đường Hầm" trong thời kỳ này. Sau khi quần thể chính đến được dưới lòng đất Belobog, số lượng của chúng giảm mạnh mà không rõ lý do, đến nay gần như tuyệt chủng.

Giờ đây, khi người dân của thế giới ngầm nói về Cua Đá, chủ yếu là nhắc đến chuyện dùng chúng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Mặc dù số lượng Cua Đá rất ít, và rất khó kiếm được, thường phải dùng công cụ phá đá đễ hỡ trợ, nhưng vì vị ngon tuyệt vời của thịt khiến nó trở thành một nguyên liệu nổi tiếng ở thế giới hạ tầng. Ngoài món Cua Đá hấp truyền thống, còn có rất nhiều công thức chế biến khác như: cua sốt ớt, cua rang muối..., gạch của Cua Đá có thể kết hợp tự do với các loại nguyên liệu, được nhiều người khen ngợi.

Do tổng số Cua Đá hiện nay tương đối ít, nên nhiều người nghi ngờ liệu câu chuyện "nhà nào cũng ăn cua" từng được truyền miệng trong thế giới ngầm có phải là sự thật không.