Thầy ơi, chúng ta phải rời khỏi Thanh Khâu rồi, chúng ta không thể nào trở về nữa rồi...
Chúng ta chưa từng rời đi. Thanh Khâu không ở nơi đó, mà là ở đây này. Nơi chúng ta ở, đó chính là Thanh Khâu.
Bộ này lấy nguyên gốc từ truyền thuyết sáng thế của người Hồ Ly, kể về một câu chuyện sử thi hào hùng xán lạn. Trước thời "Thanh Khâu", Ảo Cảnh Bươm Bướm luôn chỉ có thể lấy góc nhìn chính của một người để kể lại câu chuyện. Tuy nhiên Thanh Khâu lại sáng tạo và sử dụng phương thức kể chuyện qua nhiều góc nhìn nhân vật, giúp người xem có thể nhìn nhận từ góc nhìn của 3 vị tiên hiền là Qingzheng, Manzhi và Li Si, để trải nghiệm chiến tranh và hòa bình, yên ổn và lưu vong trong lịch sử thời kỳ đầu của Người Hồ Ly.
Giữa Liên minh Xianzhou và Công Ty Hành Tinh Hòa Bình từng có thời kỳ giao lưu văn hóa sâu rộng. Và "Thanh Khâu" chính là tác phẩm sinh ra trong thời kỳ đó. Khi ấy, Bashir Bassett có lẽ là biên kịch có tài năng xuất chúng nhất trong giới giải trí của Công Ty Hành Tinh Hòa Bình, và tác phẩm kịch "Thanh Khâu" này đích thị đã thể hiện được năng lực viết kịch của bà.
Ở một khía cạnh khác, cách thức xử lý, điều chỉnh hài hòa bối cảnh chiến tranh và chuyển đổi góc nhìn nhân vật của Yuan Bo trong bản kịch này, cũng trở thành giáo trình cơ bản của vô số Ảo Cảnh Bươm Bướm hậu thế.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có thể nói là, tác phẩm Ảo Cảnh Bươm Bướm này là sản vật đặc biệt chỉ có thể được sinh ra trong thời đại đó. Chỉ dựa vào tiềm lực tài chính của Xianzhou, rất khó để có thể quay được khung cảnh hoành tráng với hàng triệu người tàn sát nhau trên chiến trường. Còn với công nghệ "Ảo Cảnh Ý Chí Tự Do" được Công Ty Giải Trí Hành Tinh Hòa Bình cung cấp, cũng khiến hiệu ứng "giúp người trải nghiệm hoàn toàn nhập vào trong tác phẩm" đầy ma thuật này, được thể hiện thành công.
Có những lúc chúng tôi không tránh được việc cảm thấy, cả ngân hà giống như từng hòn đảo cô quạnh, cư dân trên đảo cô lập tự khép mình, đồng thời có ánh nhìn thù địch với tất cả những người từ phương xa. Mỗi khi như vậy, tôi đều để bản thân mình đắm chìm vào "Thanh Khâu" một lần nữa, cũng không phải để trải nghiệm tình tiết của nó nữa, mà chỉ để xác nhận lại một lần, khi hai nền văn minh kết giao với nhau, chúng ta có thể sáng tạo nên kỳ tích như thế nào.