Thằn Lằn Đá Quý là một loài bò sát máu lạnh sống trong hầm mỏ. Trong quá trình trưởng thành, các tinh thể sẽ dần dần kết tủa trên da, và tùy theo khu vực, nhiệt độ và sức khỏe mà màu sắc của các tinh thể sẽ có thay đổi. Một số nhà sinh vật học chỉ ra rằng, Thằn Lằn Đá Quý đào thải các khoáng chất như Tủy Ngầm qua tuyến muối thông qua áp suất thẩm thấu trong cơ thể, và các tinh thể này là sản phẩm phụ của việc điều tiết cân bằng dịch thẩm thấu.
Vì sự ngẫu nhiên về màu sắc của các tinh thể trên vảy da có tính ngẫu nhiên nhất định trong giai đoạn hình thành, nên trong dân gian một thời từng xuất hiện rất nhiều nhà sưu tầm Thằn Lằn Đá Quý, đã đẩy giá cao để tận thu loài sinh vật hoang dã quý hiếm này, gây mất cân bằng sinh thái trong hầm mỏ. Trong lịch sử có nhiều lần tai họa côn trùng ở khu thấp tầng được cho là có liên quan đến việc đánh bắt quá mức Thằn Lằn Đá Quý. Belobog đã ra lệnh cấm tư nhân săn bắt các loài hoang dã như Thằn Lằn Đá Quý.
Kiềm sinh vật trong dịch cơ thể Thằn Lằn Đá Quý thường được dùng làm dược liệu. Hòa tan một lượng dịch cơ thể vừa đủ vào nước rồi bào chế thành thuốc xịt, các hạt bụi nước sẽ đi qua đường hô hấp trên để vào trong túi phổi của cơ thể người, có thể thấy rõ ràng rằng chúng thúc đẩy quá trình bụi trong khoang phổi hít vào bài tiết ra ngoài qua ống khí quản, ngăn bụi tràn vào kẽ phổi, cản bụi lưu thông trong hạch bạch huyết, chưa rõ nguyên lý. Do đó, thường thấy nhiều bác sĩ ở Thành Phố Ngầm nuôi Thằn Lằn Đá Quý. Có điều, bản thân những con Thằn Lằn Đá Quý được nuôi nhốt này không có giá trị sưu tầm đặc biệt.
Manh Giông Ăn Tủy là loài động vật lưỡng cư sống ở gần mạch nước ngầm. Vảy của nó giống lông vũ màu trắng hồng, thị lực suy giảm, thính giác và khứu giác rất phát triển, có thể thở dưới nước và trên cạn. Theo tài liệu của đoàn khai phá cũ cho thấy, ở gần vị trí nguồn khoáng lớn nổi tiếng trong lịch sử luôn tồn tại sinh thái của Manh Giông Ăn Tủ, chưa rõ nguyên nhân. Vì vậy có người cho rằng những con Manh Giông này thường ăn Tủy Ngầm, do đó được đặt tên như vậy.
Một số nhà sinh vật học đã chỉ ra rằng, môi trường sống của Manh Giông Ăn Tủy thiếu thức ăn, khả năng trao đổi chất và chống oxy hóa của nó mạnh hơn nhiều so với các sinh vật khác. Do cơ chế trao đổi chất chậm và di chuyển hạn chế, Manh Giông Ăn Tủy có thể tồn tại mà không cần ăn trong mười năm, và theo một giả thuyết khoa học hợp lý, loài Manh Giông Ăn Tủy chưa bị loài người theo dõi có thể có chu kỳ ăn hơn mười lăm năm. Do đó, không phải Manh Giông Ăn Tủy ăn Tủy Ngầm, mà vì hành vi ăn uống của nó rất khó quan sát được, các chuyên gia đều cho rằng giả thuyết này có khả năng rất cao.
Do môi trường ngủ nghỉ của Manh Giông Ăn Tủy là nơi âm u và ẩm ướt, hầu như không trùng lặp với loài người, và nó sợ con người, nên về cơ bản sẽ không gây ra mối đe dọa cho con người.
Bọ Tang là một phân loài của Bộ Cánh Cứng được tìm thấy rộng rãi trong các hang động dưới lòng đất. Bọ Tang có chiều dài cơ thể từ rất nhỏ đến
Quá trình quan sát xác động vật của Bọ Tang rất giống với việc tham gia một đám tang, do đó nó có tên gọi như vậy. Một số nhà sinh vật học đã chỉ ra rằng, những thói quen đặc biệt này của chúng có thể liên quan đến loài sinh vật ít vận động như Manh Giông Ăn Tủy, nếu phán đoán sai thi thể, ngược lại chúng có thể bị bắt ăn thịt. Bọ Tang là một phần quan trọng nhất trong hệ sinh thái hạ tầng, chúng phân hủy rộng rãi xác và phân của nhiều loài động vật khác nhau, và chúng là những người quét đường của tự nhiên. Ở nghĩa trang, hang dơi... cũng có thể quan sát thấy quy trình tang lễ của Bọ Tang.