Hoàng Thạch
"Tên gọi khác"
Còn có tên là Thạch Ngưu, Miên Thạch, Bát Bách Lý.
"Ngoại hình"
Sừng nhọt, đuôi ngắn, lông mềm mượt bóng bẩy như đá sỏi.
"Tập tính"
Tính tình chậm rãi, ôn hòa. Trời lạnh sẽ trú vào núi ngủ đông. Trước mùa đông sẽ ăn nhiều cỏ dại, hoa trái, lúc này có thể hình mập mạp, tích mỡ, cực kỳ đầy đặn, tươi ngon. Sau thời điểm này chúng tìm những hang hốc trong núi, hóa thành bọc đá ngủ đông, khi đó sẽ mất đi vị ngon. Thời điểm trước ngủ đông mới chính là thời điểm chúng trở thành "sơn hào".
"Truyền thuyết"
Từng có người Xianzhou nuôi bò trong khu vực Động Tiên xa xôi, tâm thái nhẹ nhàng thoải mái, trải qua hơn
"Hương vị"
Thịt bò: Vị ngọt, tính ôn, không độc.
Sữa bò: Vị ngọt, tính vi hàn, không độc.
Sừng: Vị đắng, tính ôn, không độc.
"Công dụng khi ăn"
Thịt bò: An trung ích khí, kiện cường gân cốt.
Sữa bò: Tịnh tâm an thần, dưỡng vị ích phế.
Sừng: Đả thông, cầm máu, chữa kiết lị.
"Phương pháp chế biến"
Đá Đúc Tam Vị: Còn gọi là Canh Đá. Lấy thịt cổ và vài miếng xương sườn của Hoàng Thạch, lọc bỏ da, gân xong cho vào nồi đồng. Thêm vài "đấu" nước sương sớm Lân Uyên đến khi ngập hết phần thịt, Nấm Đá và Măng Đá đem rửa sạch rồi cắt lát, sau đó bỏ vào đem đun với lửa nhỏ từ đầu cho đến khi sôi là được. Có tác dụng khử hàn hóa ôn, ôn vị nhuận tràng.
Chú thích:
Sau khi điều tra, xác minh, người chăn nuôi bò tại Động Tiên xa xôi khi ấy có khả năng là một Phương Sĩ của Sở Đan Đỉnh, có sở trường cải tạo đủ loại giống loài trên trời dưới đất, vậy nên, câu chuyện trong truyền thuyết có thể cũng là một lần thử nghiệm cải tạo sinh vật mà thôi.