Archivum Honkai: Star Rail

Loài Có Lông - Phù Nhung

Phù Nhung

"Tên gọi khác"
Còn có tên khác là Phương Giác, Hành Chi, Nai Vàng Hoảng Hốt.

"Ngoại hình"
Gạc khẳng khiu như cành cây, mùa xuân mọc lên lớp hoa nhung. Đuôi ngắn, bộ lông trên thân mượt mà, mềm mại.

"Tập tính"
Gạc cộng sinh với hoa nhung, trên các nhánh sừng sản sinh khối u, tựa khối bông hoa rực rỡ. Khi bị thú săn mồi truy đuổi hay đánh động, các "cánh hoa" ngập tràn trên sừng sẽ tung bay khắp nơi, bao trùm nhằm làm nhiễu loạn kẻ địch.

"Truyền thuyết"
Người Xianzhou khi xưa thường đem theo túi đồ đi ngao du ngắm cảnh. Khi xưa có vị nhã sĩ, ngày xuân bày tiệc, lái thuyền nhỏ, tìm loài Phù Nhung, theo đến Động Tiên. Người ấy nhìn năm tháng trôi qua nhẹ nhàng, đầy màu sắc với việc ngâm thơ đối chữ, thổi tiêu nghe sáo, tự do tự tại.

"Hương vị"
Thịt nai: Vị ngọt, tính ôn, không độc.
Gạc nai: Vị ngọt, tính ôn, không độc.
Cánh hoa: Vị đắng, tính hàn, độc nhẹ.

"Công dụng khi ăn"
Thịt nai: Bổ tỳ ích khí, ôn thận hòa vị.
Gạc nai: Ôn nhuận can phế, bổ hư dưỡng huyết.
Cánh hoa: Thanh nhiệt, tiết mồ hôi giải độc.

"Phương pháp chế biến"
Cơm Đóa Nhung Vàng: Lấy bọc hoa nhung ba năm mới nhú của Phù Nhung non, chọn khóm hoa màu sáng, trụng qua với chút nước Phù Thảo và muối khoáng, chuẩn bị chút gạo tím qua đêm, cho chung vào đun lên. Ăn lâu ngày có thể tịnh tâm sáng mắt; có thể thêm chút cam thủy Lân Uyên Cảnh chiên lên, hương vị tuyệt ngon.

Nhụy Hoa Hé Nở: Dùng dao tách nhẹ nhụy nhung, nhúng vào sáp rồi ngâm vào hũ mật ong. Chập tối ngày hè tại nơi suối nóng của Lân Uyên, bày tiệc dùng chung dưới ánh nến, bọc hoa nhung nở ra, vừa đẹp vừa thơm hương.

Chú thích:
Tuy là giống loài đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, nhưng dưới sự quản lý, giám sát của Sở Địa Hành, hiện nay vẫn đảm bảo duy trì một số quần thể nhất định.