Tinh Nhu
"Tên gọi khác"
Còn có tên là Phù Dương, Quyển Lâu, Thiên Thiện Căn.
"Ngoại hình"
Sừng cong, không đuôi, bộ lông trên thân mượt mà, mềm mại.
"Tập tính"
Sống bầy đàn, tính tình ôn hòa. Ngoại hình như quả cầu bằng lông. Khi gặp nguy hiểm, sẽ nạp khí vào khí nang ở vùng bụng, khiến cơ thể phình to, lăn đi nhằm lẩn tránh thú săn mồi. Tập hợp thành đàn, di chuyển về trước theo hình xoắn ốc, trông như những khách du hành lững thững.
"Truyền thuyết"
Người Xianzhou cổ chăn nuôi chúng, với mục đích lấy lông làm nguyên liệu. Bởi đàn của chúng tập hợp thành một cụm, nên người khi ấy mỗi lần chăn phải buộc và dắt riêng con đầu đàn. Hiện nay, thấy được nhiều công dụng như là, da của chúng có tính đàn hồi tốt, còn có khí nang dẻo dai, bền chắc, đều có thể sử dụng cho Thuyền Sao. Sở Thiên Bách chăn nuôi Tinh Nhu quy mô lớn với cánh đồng chăn bát ngát cho chúng được tự do, nhàn nhã.
"Hương vị"
Thịt cừu: Vị ngọt, tính nhiệt cao, không độc.
Sữa cừu: Vị ngọt, tính ôn, không độc.
Sừng cừu: Vị mặn, tính ôn, không độc.
"Công dụng khi ăn"
Thịt cừu: Tốt cho lá lách, thanh nhiệt và giải nhiệt.
Sữa cừu: Làm ấm gan, phổi, dưỡng huyết.
Sừng cừu: Hạ sốt, bổ gan, sáng mắt.
"Phương pháp chế biến"
Nước Sốt: Thịt Phù Dương rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi đất, ướp với hành, tiêu, kiến hạnh đã nghiền nát. Đun với lửa vừa, cho đến khi thịt xương mềm nát, lấy thịt cá tầm ra thái miếng, rồi nghiền nát như bùn, tươi ngon tuyệt đỉnh.
Thiên Tứ Phi Dương: Lựa chọn loại men rượu đỏ thường ủ rượu Long Tuyền để "nấu" thịt, ướp cẩn thận, cuộn thịt chắc chắn, sau đó để trong chum rồi lấy Lân Thạch Lân Uyên Cảnh đè lên, thêm rượu vào chum ngâm một thời gian cho đến khi thịt xương đã "ngấm" đủ rượu, khi đó có thể lấy ra, thái thành miếng mỏng và ăn trực tiếp được.
Chú thích:
Phương thức quản lý đàn cừu trong cuốn sổ đã quá lạc hậu, hiện nay đã không còn sử dụng phương pháp dùng dây thừng buộc, dắt cừu đầu đàn nữa rồi.