Đừng chạm vào nó, đừng lên tiếng, từ từ lùi lại, thứ đó không phải tảo biển đâu...
Trong Lân Uyên Cảnh, nơi Tộc Vidyadhara chuyển sinh, tồn tại một ngành nghề đặc thù: "Người Bảo Vệ Ngọc". Khi Tộc Vidyadhara chuyển sinh thành trứng, không có bất kỳ một biện pháp nào để chống lại nguy cơ từ bên ngoài, vậy nên cần có những người Bảo Vệ Ngọc này để bảo vệ những đồng bào trong giai đoạn yếu đuối. Crane từng là một Vân Kỵ Quân, sau khi rời quân ngũ đã trở về Lân Uyên Cảnh, trở thành một Người Bảo Vệ Ngọc. Một ngày nọ, trong chuyến tuần tra như mọi khi, Crane đột nhiên phát hiện một số hiện tượng không bình thường, khi ấy cô vẫn không hay biết, đó là vì một con ác thú đã thức tỉnh sau giấc ngủ dài hàng nghìn năm dưới nước sâu... Crane không thể không cùng những người đồng hành hợp sức, chiến đấu ác liệt với con ác thú trong lòng biển sâu u tối, bảo vệ thánh địa yếu đuối Lân Uyên Cảnh này.
"Giấc Ngủ Biển Sâu" có thể nói là khởi nguồn trong các tác phẩm Ảo Kịch chiến đấu với ác thú, đạo diễn Yong Zheng và biên kịch Fu Rong thậm chí có thể nói là hai người đã phát minh ra dòng Ảo Kịch chiến đấu với ác thú. Ngoài tác phẩm này ra, những tác phẩm hợp tác bởi họ là Quái Thú Luofu, Tuế Dương Tinh Ranh và Người Máu Sắt Xianzhou cũng đều được người hâm mộ phong là kinh điển trong dòng Ảo Kịch đấu ác thú.
Làm thế nào để tạo nên cảm giác áp lực khi đấu ác thú, làm thế nào để lợi dụng môi trường u tối dưới biển sâu tạo nên cảm giác kinh rợn (ví dụ như Cổ Hải của Lân Uyên Cảnh trong Giấc Ngủ Biển Sâu), làm sao để tạo hình con người khi rơi vào sự sợ hãi và khoảnh khắc bộc phát dũng khí khi đối đầu với ác thú... Cũng chẳng trách những học giả dạy Ảo Kịch học trong Học Cung đều nói là: "Học thuộc lòng Ảo Kịch của Yong Zheng, bạn sẽ học được làm thế nào để quay bộ phim Ảo Kịch đấu ác thú."
Về "Giấc Ngủ Biển Sâu", còn có một điều đáng để nhắc đến:
Tuy nói Ảo Cảnh Bươm Bướm là hình thức nghệ thuật và các tộc người trên Liên Minh Xianzhou đều yêu thích, nhưng gần như tất cả các đạo diễn của tác phẩm Ảo Kịch đều là người Hồ Ly.
Điều này cũng khó tránh... Dù gì thì công tác sản xuất, quay phim Ảo Cảnh Bươm Bướm, cần dựa vào năng lực tinh thần nhanh nhạy thiên phú. Với việc chú tâm và điều chỉnh, kiểm soát Ảo Kịch, cần có năng lực, sức mạnh tinh tế hơn người, nếu không có những tư chất cần thiết này mà muốn quay Ảo Kịch, thì chẳng khác gì nghe người điếc sáng tác âm nhạc, nhìn người mù sáng tác hội họa... nghiêm túc mà nói không phải là không được, nhưng nghĩ kỹ thì thật sự rất khó khăn.
Mà Yong Zheng không nghi ngờ gì nữa là một trong số rất ít người đặc biệt đó. Ông ấy thân là một Vidyadhara, lại trở thành một trong những đạo diễn vĩ đại nhất nghệ thuật Ảo Cảnh Bươm Bướm. Chúng ta rất khó có thể tưởng tượng ông ấy đã khắc phục được bao nhiêu khó khăn, mới hiện thực hóa được thành tựu vĩ đại như vậy.
Những đạo diễn người Hồ Ly chiếm tuyệt đại đa số trong giới Ảo Kịch, cũng gây ra một vấn đề khác: Trước khi Yong Zheng trình diễn lần đầu tiên, đại đa số tác phẩm Ảo Cảnh Bươm Bướm, đều lấy góc nhìn từ người Hồ Ly, kể về câu chuyện của người Hồ Ly. Dù gì thì người ta cũng có sở trường tạo dựng những nhân vật quen thuộc của họ, cũng càng thiên về tạo dựng nhân vật mà mình quen thuộc. Tuy nhiên tất cả những tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Yong Zheng, đều lấy góc nhìn từ Vidyadhara.
Bất luận là Người Bảo Vệ Ngọc Crane dũng cảm can trường trong Giấc Ngủ Biển Sâu, hay là nhà khoa học Vidyadhara Linda bị phản pháo trong nghiên cứu điên rồ của mình trong [Người Máu Sắt Xianzhou], đều đã trở thành những nhân vật kinh điển trong lịch sử nghệ thuật Ảo Kịch. Yong Zheng sau khi trở thành đạo diễn nổi tiếng, cũng đã bắt đầu có những tác phẩm càng ngày càng dũng cảm lựa chọn sử dụng góc nhìn của người Hồ Ly để kể chuyện rồi.