"Bình Thư" là hình thức "khúc nghệ" được gần như tất cả người dân Xianzhou yêu thích. Phương thức biểu diễn của nó cực kỳ đơn giản: Một người trên sân khấu, một cây quạt, một cây thước gõ, và cả khách khứa ở khán phòng lắng nghe. Đơn cử tôi với đôi môi đỏ và hàm răng trắng ngà này, đã có thể nói trôi chảy những "phong trần" ngàn xưa.
Nội dung của "Bình Thư" cơ bản phân làm 3 loại: Truyện truyền kỳ, lịch sử diễn nghĩa, truyện vui phố phường. Truyện truyền kỳ lại phân thành truyện ma quỷ, truyện công án, truyện kiếm hiệp; lịch sử diễn nghĩa lại phân ra truyện đế vương, truyện anh hùng và truyện ác nhân; truyện vui phố phường thì lại không được phân quá rõ như thế, nội dung chủ yếu cũng là về những câu chuyện nhỏ, gần gũi với đời sống, lấy sự hài hước làm chủ đạo.
Việc "Bình Thư" này nói thì đơn giản, trên thực tế vấn đề chuyên môn thì nhiều lắm. Tại hạ nói "Bình Thư" ít nhiều cũng được hơn
Bình Thư chỉ dựa vào một cái miệng, nhưng sẽ không để ngài chỉ ngồi đơ tại chỗ "nghe kể chuyện" đâu. Diễn viên Bình Thư phải biết làm cho ngài "nhìn được tận mắt, sờ được tận tay, ngửi được tận mũi". Tuy rằng ngài chỉ đơn thuần ngồi đó thôi, nhưng tại hạ phải khiến ngài cảm thấy chính mình như đang sống vào trong câu chuyện vậy. Ngài có thể ví dụ là, hôm nay tại hạ đã kể về trận huyết chiến
Nhưng mà nói cho cùng, ở đây tại hạ có nói hùng hồn thế nào đi nữa, cũng rất khó khiến ngài thật sự nhập vào hoàn cảnh trong truyện. Hay là thế này đi, ngài sắp xếp thời gian nào đó đến Bất Dạ Hầu một chuyến, nếu đến đúng buổi diễn của tại hạ, thì ngài sẽ hiểu ngay thôi.
Nếu không may hôm đó không có buổi diễn của tại hạ, thì cũng không vấn đề gì. Những tiết mục được diễn tại Bất Dạ Hầu, cái nào cũng có thể khiến ngài cảm thấy không hề phung phí chuyến thăm. Còn khúc nghệ của Xianzhou nào đáng để thưởng thức hay không thì chúng ta để dành nói ở phần sau nhé.