Khải Mông Khải, Khải Mông Khải, một luồng khí lạnh lướt qua vai, thành thật khuyên người chớ quay đầu.
Zhong Si - người Hồ Ly Fanghu - du học trên Luofu trăm năm, khi trở về trại ở quê hương, lại phát hiện ra tất cả những thứ trước mắt đã có sự khác biệt kỳ dị với quê hương trong ký ức của mình. Cùng với việc tìm hiểu và thâm nhập, cô cuối cùng phát hiện ra già làng đã mất nhiều năm, và mọi người đang chuẩn bị tôn một thứ đồ không rõ gốc gác lên làm "già làng" mới.
"Khải Mông Khải" nằm trong hệ thống y học của người Hồ Ly Fanghu, có nghĩa là "bị thứ vật tà ác xâm nhập vào cơ thể". Zi Cheng là con cháu xuất thân từ y học thế gia của người Hồ Ly Fanghu, cũng theo đó lấy chủ đề này sáng tác nên tác phẩm "Khải Mông Khải".
"Khải Mông Khải" là một tác phẩm kinh dị đầu tiên trong lịch sử. Trước đây các nhà sáng tác thích hướng theo yếu tố này để tăng thêm hương vị cho màn kịch, chứ không đóng vai trò chủ đạo, bởi vì trong quan niệm thời quá khứ, "kinh dị" là một thứ cảm xúc xấu xa cực kỳ tiêu cực, vốn không thể đem lại trải nghiệm Ảo Kịch tốt. Nhưng sự nổi tiếng của "Khải Mông Khải" đã nghiền nát hoàn toàn quan niệm cố hữu này của ngành, mở ra một trào lưu mới trong thể loại kinh dị.
Điều đáng đề cập ở đây là, Zi Cheng đã lợi dụng nỗi sợ hãi của người Xianzhou đối với "Tuế Dương", để tạo nên không khí kỳ dị tuyệt hảo, nhưng hiện giờ "Tuế Dương" đã trở thành công thức cố định trong tác phẩm kinh dị, khiến nó dần mất đi sức hút ban đầu.