Mộng Mạc
"Tên gọi khác"
Còn có tên là Mộng Quân, Trường An, Tiên Chi.
"Ngoại hình"
Mũi dài, không sừng, lớp lông có hoa văn chấm lốm đốm.
"Tập tính"
Là loài động vật có tập tính di cư, sinh sống chủ yếu tại những nơi địa nhiệt như suối nóng, thung lũng, có tính cảnh giác, hay sợ hãi. Dựa vào chiếc mũi tựa miệng cá voi, lọc, ăn động vật phù du và cá nhỏ.
"Truyền thuyết"
Nước tại những con suối Mộng Mạc sinh sống thường có công dụng an thần, tịnh tâm. Hít thở trong nước, sẽ sản sinh linh khí. Người Xianzhou xa xưa thường thu lấy Sừng Mộng Mạc để thêm vào thang thuốc, gọi là "An Hồn Tán". Thường dùng cho người phiền não, sầu muộn đến mức không ngủ được.
"Hương vị"
Thịt: Vị cay, tính ôn, không độc.
Sừng: Vị đắng, tính hàn, không độc.
"Công dụng khi ăn"
Thịt: Tạo bọt, giải khát, bổ huyết nhuận táo.
Sừng: Giảm tắc nghẽn giảm đau, chữa hen suyễn.
"Phương pháp chế biến"
Mộng Chi: Sừng Mộng Mạc, thực ra là phần "phân" bài tiết hình viên, cục của chúng. Hiện nay có gian thương làm chiêu trò, đồn thổi, cố ý phân cấp độ cho sản phẩm này, với mục đích kiếm giá cao nên đã bịa đặt về kiểu dáng và loại hình của "phân". Tôi cho rằng, Mộng Chi vốn có thể làm đồ trang sức, hoặc cắt thành hương rồi thắp lên, cũng có tác dụng tịnh tâm an thần, không cần phải uống.
An Hồn Tán: Lấy Sừng Mộng Mạc đem đi nghiền thành bột, chỉ tác dụng làm chất bổ trợ, trong nó chứa nhiều chất khoáng, ăn nhiều sẽ gây độc.
Chú thích:
Sau khi Sở Địa Hành điều tra, xác minh, Sừng Mộng Mạc hiện không thêm vào thuốc nữa, hiệu ứng ảo giác của nó gần giống với biểu hiện ngộ độc.